AVATAMSAKA MONASTERY
  • Home
  • Founder
  • Dharma
    • Repentance
    • Strong in Fighting
    • The Future of Humankind
    • Humankind Bringing itself to Extinction
    • Moral Principles Governing Heaven and Earth
    • The Best Method to Eradicate Wars
  • Education
    • Buddhism 101
  • Events
    • Summer Camp 2025
    • Monthly Calendar
    • Daily Schedule
    • Saturday Mornings Meditation
  • Gallery
    • Photos
    • Videos
  • Projects
    • Expansion Project
    • 10,000 Images Project
  • Contact
Picture

​末法時期,鬥爭堅固    
Strong in Fighting During the Dharma-Ending Age  (Beta Version)
Thời Kỳ Mạt Pháp, Thời Kỳ Đấu Tranh Kiên Cố

◎一九八八年六月五日 開示於加拿大金佛聖寺
A Dharma talk given on June 5, 1988 at Gold Buddha Monastery, Vancouver, Canada
Khai thị tại Kim Phật Thánh Tự, Vancouver, Canada, ngày 5 tháng 6 năm 1988

無論什麼事情都有成、住、壞、空這四個階段, 也謂之四大劫。 「成」二十個小劫,「住」二十個小劫,「壞」二十個小劫,「空」二十個小劫。一個小劫是很長的一段時間,我們連電腦也算不清楚這個數目。二十個小劫是一個中劫,所以成、住、壞、空各二十個小劫,合起來是四個中劫,四個中劫合起來是一個大劫。在這個期間,我們都經過很多複雜、不可思議的經歷及體驗。
​
Anything in the world, whatever it is, has four stages of coming into being, dwelling, decaying, and ceasing to be (emptiness), which is also called the four great kalpa. “Coming into being ” takes twenty small aeons; “dwelling” takes twenty small kalpas; “decaying” takes twenty small kalpas, and “ceasing to be (emptiness)” also takes twenty small kalpas. A small kalpa is such a long period of time that even computers cannot calculate how long it is. Twenty small kalpas make up  a medium kalpa. So, with twenty small kalpas for each of the four stages of coming into being, dwelling, decaying, and ceasing to be,” it adds up to four medium kalpas, and the four medium kalpas make up a major kalpa. During this period of time, we all go through a lot of complicated, inconceivable experiences.   
 
Tất cả mọi thứ trên thế giới, bất kể thứ gì, đều phải trải qua bốn giai đoạn: hình thành (thành), phát triển (trụ), suy tàn (hoại), và diệt mất (không). Đây cũng được gọi là bốn đại kiếp. Giai đoạn “Hình thành (Thành)” dài hai mươi tiểu kiếp. Giai đoạn “Phát triển (trụ)” dài hai mươi tiểu kiếp. Giai đoạn “Suy tàn (hoại)” dài hai mươi tiểu kiếp. Và giai đoạn “Diệt mất (Không)” dài hai mươi tiểu kiếp. Một tiểu kiếp là một khoảng thời gian rất dài, dài đến nỗi ngay cả máy tính điện toán cũng chẳng thể tính đếm nổi. Hai mươi tiểu kiếp gộp thành một trung kiếp. Do vậy, hai mươi tiểu kiếp cho mỗi giai đoạn thành, trụ, hoại, không cộng thành bốn trung kiếp, và bốn trung kiếp gộp thành một đại kiếp. Trong quãng thời gian này, tất cả chúng ta đều đã trải qua vô vàn những cảnh giới phức tạp và những trải nghiệm bất khả tư nghì.    
 
在佛教裏來講,有正法時期、像法時期、末法時期。正法時期是禪定堅固,像法時期是寺廟堅固,末法時期是鬥爭堅固。現在世界上,常常會有戰爭,這就是因末法時期,處處都在「爭地以戰,殺人盈野;爭城以戰,殺人盈城」,所謂「率土地而食人肉,罪不容于死」。修禪定的人也少了,修寺廟的人雖然有,但是也在那兒互相爭強論勝,你說你修的廟漂亮,用錢用得多,他就要比賽他修的廟又怎麼樣子金碧輝煌、莊嚴美麗,都是在皮毛上用功夫。鬥爭的人遍地皆是。你看看現在科學家天天絞盡腦汁,用盡他的世智辯聰,用假智慧來發明一些毀滅人類的殺人武器。這是什麼現象呢?這就是將來這個世界要壞了,要空了,要沒有了。

In Buddhism, there are the Proper Dharma Age, the Dharma Image Age, and the Dharma-ending Age. The Proper Dharma Age is an age in which people are enthusiastic and strong in the practice of meditative concentration. The Image Dharma Age is an age in which people are enthusiastic and strong in building temples and monasteries. The Dharma-ending age is an age in which people are enthusiastic and strong in competing with and fighting each other. In this modern times, there are a lot of wars because we are in this Dharma-ending Age. We can see the misery of wars everywhere, as it is said, “when wars are waged to seize territorial possessions, those who are killed are strewn all over the battlefield. When battles are fought for control over cities, those who are massacred pile up in the cities,” this is what is called “devouring human flesh for the sake of conquering lands and territories, and death is not enough for the punishment of such crimes.”

Trong Phật giáo, có thời kỳ Chánh Pháp, thời kỳ Tượng Pháp, và thời kỳ Mạt Pháp. Trong thời kỳ Chánh Pháp, mọi người đều hăng hái và tinh tấn tu tập Thiền Định (Thiền Định Kiên Cố). Trong thời kỳ Tượng Pháp, mọi người đều hăng hái và tinh tấn trong việc xây dựng chùa tháp và kiến lập đạo tràng (Tự Miếu Kiên Cố). Trong thời kỳ Mạt Pháp, mọi người đều nhiệt tình và kiên trì trong việc ganh đua và đấu tranh lẫn nhau. Ngày nay, thường thấy có nhiều cuộc chiến tranh trên thế giới, cũng bởi lẽ chúng ta đang sống trong thời kỳ Mạt Pháp. Chúng ta thấy sự bần cùng khốn khổ của những cuộc chiến tranh ở khắp mọi nơi, như trong câu “Mở cuộc chiến tranh giành lãnh thổ, Thây người chết rải khắp chiến trường, Mở cuộc chiến tranh giành thành lũy, Thây người chết chất cao đầy thành” Đây cũng gọi là “Ăn nuốt thịt người chỉ vì chiếm đoạt đất đai, mở rộng lãnh thổ, tội chết chẳng đủ để trừng phạt tội ác này.”

In this age, few people practice meditation, and although there are people who build temples, they often get in arguments with each other, competing for superiority. You say that your temple is beautiful and resplendent, and you spend a large amount of money building it. He also competes for how his temple looks splendid in green and gold, glittering on all sides — people just work on these kinds of superficial things, while those who compete with and fight against each other are seen everywhere. Take a look at those scientists who use their worldly intelligence, which is not the true wisdom, and spend all their time racking their brain to create weapons that can annihilate mankind. What kind of phenomenon is this? It is a phenomenon indicative of the imminent destruction of the world. The world will perish and become extinct. 

Ngày nay, rất ít người tu tập thiền định. Mặc dù vẫn có người xây dựng chùa miếu, nhưng họ lại thường tranh cãi lẫn nhau, giành lấy phần thắng. Ông nói chùa của ông đẹp đẽ, lộng lẫy, ông đã đầu tư nhiều tiền xây dựng lên. Anh cũng tranh luận rằng chùa của anh trang nghiêm, mỹ lệ, ánh vàng xanh, sáng lấp lánh huy hoàng từ mọi phía. Mọi người chỉ toàn làm việc trên bề mặt, nơi nơi chốn chốn đều thấy người người đấu tranh, giành giật lẫn nhau. Các vị thử nhìn xem hiện tại các nhà khoa học chỉ muốn dùng đến trí thông minh thế gian, vốn chẳng phải trí tuệ chân chính của họ, dành hết thời gian và tâm sức, vắt óc suy nghĩ tìm cách phát minh ra những loại vũ khí giết người để hủy diệt nhân loại. Đây là hiện tượng gì vậy? Hiện tượng này biểu thị cho sự suy tàn của thế giới đang đến gần, thế giới sắp tàn lụi và diệt vong.     
         
可是在正法時代,也未嘗沒有末法及像法。正法時代也有人歡喜修廟造精舍,不過它以禪定的人居多,造佛像寺廟的人居少,鬥爭的人更少,所以這時候以正法為主。像法時代呢?造寺廟的人就多了,修禪定的人就少了,鬥爭的人也比正法時代多一點,所以這叫「像法時代」。

During the Proper Dharma Age, there are also image dharmas and “branch-tip ” dharmas (phenomena of the dharma’s ending). In the Proper Dharma Age, there are also people who enjoy building temples and hermitages, however, the majority of Buddhist practitioners are those who practice meditation, while those who build temples and monasteries are in minority; even less are those who are fond of fighting or competing. That is why such a period is considered the Proper Dharma Age. 

Ngay trong thời kỳ Chánh Pháp, cũng có thời kỳ Tượng Pháp và những Pháp cành ngọn (Hiện tượng của thời kỳ Mạt Pháp). Trong thời kỳ Chánh Pháp, cũng có những người thích xây dựng tháp miếu, kiến lập tinh xá, đạo tràng, mặc dù phần lớn những hành giả Phật pháp tu tập thiền định, cũng có một số ít người xây dựng chùa miếu, và cũng có một số ít hơn những người thích gang đua và đấu tranh. Đây là lý do tại sao giai đoạn này được gọi là thời kỳ Chánh Pháp.     

How about the Dharma Image Age? It is an age where more people are building temples than practicing meditation. However, there is a growing number of people who love to fight in the Image Dharma Age, more of this kind of fighting people than in the Proper Dharma Age. Therefore this is called the Image Dharma Age.

Vậy thời kỳ Tượng Pháp thì sao? Đây là thời kỳ mà nhiều người thích xây dựng chùa miếu hơn là số người tu tập thiền định. Tuy nhiên, số người thích đấu tranh tăng lên trong thời kỳ Tượng Pháp, có nhiều người thích đấu tranh hơn trong thời kỳ Chánh Pháp. Bởi lẽ đó, thời kỳ này gọi là thời kỳ Tượng Pháp. 

像法時代裏也有正法及末法。我們現在是末法時代,末法裏頭也有正法。你若不爭、不貪、不求、不自私、不自利,能守住佛的根本戒律,修禪定,這也就是正法時代。那麼如果一邊造寺廟,一邊歡喜鬥爭,鬥爭的人一多,造寺廟的人及修禪定的人少了,以鬥爭為主,就叫「末法時代」。按著時代來論,每一個階段裏都有正法、像法及末法。 

Within the Dharma Image Age there are also elements of the Proper Dharma Age and the Dharma-ending Age. Right now we are at the Dharma-ending Age, in which we can still see elements of the Proper Dharma. If you do not fight, are not greedy, do not seek, are not selfish, and are not self-benefiting, but uphold the fundamental precepts laid down by the Buddha, and practice Chan samadhi, then this is also considered the Proper Dharma Age. However, if you build temples on one hand, and on the other hand, are fond of competition and fighting, you will help create a phenomenon of more and more Buddhists becoming fond of competition and fighting, while there are less and less people who build temples and practice Chan samadhi; in other words, they become the mainstream. Then, this is called the Dharma-ending Age. When discussing this topic in terms of ages, each stage or age has its own elements of Proper Dharma, Dharma Image, and Dharma’s ending.  

Trong thời kỳ Tượng Pháp cũng có những nhân tố của thời kỳ Chánh Pháp và thời kỳ Mạt Pháp. Ngày nay, chúng ta đang ở vào thời kỳ Mạt Pháp, trong đó chúng ta vẫn còn có thể thấy một số yếu tố Chánh Pháp. Nếu các vị không tranh, không tham, không mong cầu, không tự tư, không tự lợi, mà luôn tuân giữ các giới luật căn bản do Đức Phật chỉ dạy, và siêng năng tu tập Thiền Định, thì đây chính lại là thời kỳ Chánh Pháp. Tuy nhiên, nếu một mặt các vị xây dựng chùa miếu, mặt khác lại thích đấu đá, tranh giành, các vị sẽ làm cho càng ngày càng nhiều Phật tử trở nên thích đấu đá và tranh giành hơn, và làm cho ngày càng ít đi những người thích xây dựng tháp miếu và tu tập Thiền Định. Khi đó, đấu tranh trở thành hoạt động chủ đạo, nên thời kỳ này gọi là thời kỳ Mạt Pháp. Khi bàn luận về chủ đề này trên phương diện thời đại thì mỗi giai đoạn hay thời đại đều bao gồm các yếu tố Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp.       

我們很不幸地生在這個末法時代,去佛時間也太遠了。對於真正的正法,我們也不知道怎麼樣修行。當佛將要入涅槃時,在涅槃法會上,阿難尊者悲痛得什麼都忘了,由阿那律尊者提醒他,請他以四事問佛。涅槃法會一切的眾生都想最後一次供養佛,可是佛默默不受。魔王波旬也來,想供養佛,就說了一個神咒。這個神咒,他說得很籠統,沒有提到人犯錯了,要改過遷善,只說這個咒幫助人不生恐懼心,沒有畏怖心。其實他是叫人不畏因果,不怕因果,撥無因果,啊!甚至連因果都不怕了。 

It is very unfortunate for us to be born in this Dharma-ending Age, a time that is far away from that of the Buddha. With regard to the true Proper Dharma, we also do not know how to cultivate it. When the Buddha was about to enter nirvana during the Nirvana Dharma Session, Venerable Ananda was so grief-stricken that he forgot everything. Venerable Aniruddha reminded him that he should go ask the Buddha about the four things. During the Nirvana Dharma assembly all living beings wanted to make a last offering to the Buddha, but the Buddha remained silent without accepting these offerings. Demon King Papiya also wanted to make an offering to the Buddha, and so spoke a mantra. It was spoken very generally, and instead of mentioning that people should reform the offenses they’ve committed, it merely mentioned that people should not give rise to fear or fright. In fact, it was meant to tell people to be unafraid of the Law of Cause and Effect, and  even to deny it — Ah, even the Law of Cause and Effect is no longer feared! 

Thật quá không may và bất hạnh khi chúng ta lại sinh ra trong thời kỳ Mạt Pháp này, thời cách Phật quá xa. Với Chánh Pháp chân chính, chúng ta cũng không biết làm sao tu hành. Khi Đức Phật sắp nhập Niết Bàn tại Pháp Hội Niết Bàn, tôn giả A Nan đau buồn đến nỗi quên hết mọi thứ. Khi đó, tôn giả A Na Luật nhắc ngài nên hỏi Đức Phật bốn việc. Trong pháp hội Niết Bàn, tất cả chúng sinh đều muốn dâng cúng dường đức Phật lần cuối, nhưng đức Phật chỉ im lặng không nhận đồ cúng dường. Ma vương Ba Tuần cũng muốn cúng dường lên Đức Phật và khấn đọc thần chú. Thần chú này được khấn rất chung chung, thay vì chỉ dạy cho mọi người nên sám hối, cải đổi những lỗi lầm họ đã gây tạo, thần chú lại chỉ nói đến việc con người không nên sinh tâm lo lắng, sợ hãi. Thực ra, thần chú này chỉ khiến cho mọi người không còn sợ luật nhân quả, thậm chí còn phủ nhận luật nhân quả - À, ngay cả luật nhân quả cũng không cần phải sợ nữa!        

Powered by Create your own unique website with customizable templates.
  • Home
  • Founder
  • Dharma
    • Repentance
    • Strong in Fighting
    • The Future of Humankind
    • Humankind Bringing itself to Extinction
    • Moral Principles Governing Heaven and Earth
    • The Best Method to Eradicate Wars
  • Education
    • Buddhism 101
  • Events
    • Summer Camp 2025
    • Monthly Calendar
    • Daily Schedule
    • Saturday Mornings Meditation
  • Gallery
    • Photos
    • Videos
  • Projects
    • Expansion Project
    • 10,000 Images Project
  • Contact